Cận thị ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống?

Hiện nay, tình trạng người bị cận thị đang ngày càng gia tăng. Không chỉ gia tăng ở độ tuổi trẻ em mà ở người lớn người già tật cận thị đều tăng nhanh trong thời đại công nghệ 4.0.

Tình trạng Cận thị học đường

Tình trạng cận thị hiện nay

Khi thời gian làm việc của mắt với các thiết bị có độ phân giải lớn ngày càng lâu thì tình trạng gia tăng của tật cận thị cũng là điều dễ hiểu. Thật ra thì trong cuộc sống cận thị ảnh hưởng không nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của con người.

Tình trạng cận thị học đường tăng nhanh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng trên 800 triệu người bị cận thị. Lứa tuổi học sinh (từ 7-16 tuổi) rất dễ mắc chứng cận thị, độ cận thị tiến triển càng nhanh do mức độ làm việc nhìn gần bằng mắt càng nhiều.

Tỉ lệ cận thị cao ở các nước châu Á như Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc… Riêng ở Trung Quốc có hơn 80% người trẻ bị cận thị.

Theo thống kê của Viện thị giác Brien Holden tại Việt Nam vào năm 2015 với tỉ lệ người mắc tật khúc xạ chiếm khoảng từ 15% – 40%, tương ứng khoảng từ 14 – 36 triệu người mắc tật khúc xạ.

Ngoài ra, cũng theo thống kê trên, trẻ em (từ 6 – 15 tuổi) có tỉ lệ mắc tật khúc xạ từ 25% – 40% ở khu vực thành thị, từ 10% – 15% tại khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa có khoảng ba triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính.

Cận thị ở trẻ em

Cận thị là gì?

Cận thị được định nghĩa là một tật khúc xạ ở mắt. Có 2 loại: tật cận thị và bệnh cận thị. Tật cận thị thường có độ cận không quá 6D (diop), còn bệnh cận thị có độ cận lên đến 20D (diop), thậm chí 60D (diop).

Thông thường bố mẹ bị cận thị từ 6 diop trở lên thì mức độ di truyền là 100%. Cho nên bố mẹ phải bảo vệ mắt ngay từ bây giờ.

Tật cận thị không gây biến chứng nặng, trường hợp điều tiết quá kém có thể gây lé ngoài và có nguy cơ bị nhược thị. Bệnh cận thị luôn kèm theo các biến chứng nặng nề như teo gai thị, thoái hóa võng mạc,…

Nguyên nhân

  • Tư thế ngồi học không đúng.
  • Lạm dụng thiết bị công nghệ.
  • Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, ngủ ít.
  • Yếu tố di truyền.
  • Không thăm khám định kỳ.

Cách khắc phục và hạn chế

  • Tư thế ngồi học và làm việc phải đúng tiêu chuẩn, phong làm việc, góc học tập phải đủ ánh sáng.
  • Không nên nằm hay quỳ khi học tập và làm việc.
  • Không làm việc và học tập liên tục trong nhiều giờ liền.
  • Không đọc sách, xem tivi, điện thoại trong phòng tối.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều thực phẩm giàu protein và vitamin.
  • Nên đi thăm khám khi có các triệu chứng đau đầu, mau mỏi mắt, nhìn xa bị nhòe, thường phải nheo mắt.
  • ….
Tình trạng cận thị đang ngày càng gia tăng

Ảnh hưởng của tật cận thị trong cuộc sống hằng ngày

Chúng ta thường rất chủ quan với việc cận thị bởi vì nó không ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nhưng trong thực tế chiếc kính nhiều khi gây bất tiện trong sinh hoạt, nhiều người bị cận thị nặng nếu bỏ kính ra thì không còn thấy đường nữa.

  • Ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc, khả năng tiếp nhận và cảm nhận cuộc sống bằng thị giác,..
  • Cận thị nặng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nếu để bệnh biến chứng nặng, có thể bị thoái hóa võng mạc, bong võng mạc dẫn đến mù lòa.
  • Cha mẹ cận nặng có thể di truyền sang thế hệ sau, với 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền là 100%.
  • Mỏi mắt và nhức đầu khi nhìn các vật ở xa.
  • Người bị tật cận thị không thể tham gia những môn thể thao hay làm việc đòi hỏi tầm nhìn xa.

Trong thực tế khám khắc phục bệnh, rất dễ thấy rằng: nhiều người chấp nhận việc “tăng độ – thay kính” rồi đợi độ cận tăng cao để phẫu thuật.

Trong khi đó, ở người cận thị, nguy cơ tổn thương võng mạc và thủy tinh thể thường đến sớm hơn rất nhiều lần so với người thường. Do đó tăng cường bảo vệ 2 yếu tố này đồng thời chủ động hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do tổn thương võng mạc và thủy tinh thể gây ra.

Nhức mỏi mắt khi mang kính liên tục

Đó mới là giải pháp bền vững giúp bảo vệ thị lực bởi nếu không dù có phẫu thuật cận thị, mắt cũng rất khó nhìn tốt.

Nghiên cứu chuyên sâu về mắt, các nhà khoa học chỉ rõ tình trạng nhìn mờ và các triệu chứng nhức, mỏi mắt ở người cận thị có liên quan chặt chẽ đến sự suy giảm của Thioredoxin.

Thioredoxin là một loại protein phân tử nhỏ rất quan trọng với mắt. Thiếu hụt Thioredoxin sẽ khiến cấu trúc, chức năng của võng mạc và thủy tinh thể bị thay đổi, rối loạn. Hậu quả là thị lực suy giảm.

Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học khuyến cáo cần sớm cung cấp dưỡng chất chuyên biệt có tác dụng thúc đẩy và gia tăng sản sinh Thioredoxin tự nhiên trong cơ thể. Đây được xem là chìa khóa giúp nuôi dưỡng mắt và bảo toàn thị lực.

Xem thêm:

Nhóm thực phẩm bổ sung vitamin cực tốt cho mắt

Hỏi – Đáp về tật cận thị ở mắt

Thưa bác sĩ, chúng ta ngầm hiểu cận là gần và cận thị là nhìn gần. Còn về chuyên môn Cận thị là gì? BS có thể giải thích cụ thể để mọi người hiểu rõ hơn không?

Chào bạn. Mắt người được ví như máy ảnh, hình ảnh rõ nét khi ảnh của vật hội tụ ở võng mạc. Nếu hình ảnh hội tụ trước võng mạc được gọi là cận thị. Tật khúc xạ là tình trạng mà hình ảnh của vật không hội tụ đúng trên võng mạc.
Tật khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị. Loạn thị có thể phối hợp với cận hoặc viễn thị mà người ta thường gọi là cận loạn hoặc viễn loạn. Trong các loại tật khúc xạ nêu trên thì cận thị là phổ biến nhất.
Cận thị xảy ra khi hình ảnh của vật hội tụ phía trước của võng mạc. Khi đưa vật lại gần mắt thì ảnh sẽ lùi về sau. Khi ảnh lùi về đúng võng mạc thì bệnh nhân nhìn rõ. Do vậy, mắt cận thị chỉ nhìn rõ khi vật gần mắt. Chúc bạn nhiều sức khỏe. (PGS.TS.BS.Trần Anh Tuấn – Bệnh Viện Mắt TP HCM)

Do điều kiện học tập, các em phải dành nhiều thời gian trong ngày để nhìn đọc nên thị lực bị ảnh hưởng như lời BS vừa giải thích. Theo nhận định của BS thì tình trạng cận thị học đường hiện nay diễn ra như thế nào?

Chào bạn.Có 02 yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và gia tăng của cận thị đó là: yếu tố di truyền, yếu tố môi trường. Theo một nghiên cứu ở học sinh đầu cấp hai tại nội và ngoại thành của TP.HCM thì tỉ lệ các em bị cận thị ở cùng cấp lớp của các em ở nội thành cao hơn ở ngoại thành và ngay trong nội thành thì tỉ lệ cận thị của các em ở lớp chuyên sẽ cao hơn các em ở lớp thường.Điều này nói lên là: thời gian và cường độ làm việc gần có ảnh hưởng đáng kể đến việc xuất hiện và gia tăng cận thị. Cũng theo lý luận trên thì trong điều kiện của xã hội hiện đại khi các em dành nhiều thời gian cho học tập và học thêm cộng với việc giải trí là: xem phim và chơi game nhưng ít có các hoạt động ngoài trời. Điều này là những yếu tố môi trường tác động không nhỏ lên hệ thống thị giác. Những hoạt động thị giác nhìn gần càng căng thẳng, kéo dài thiếu nghỉ ngơi có thể làm cận thị xuất hiện và phát triển. Chúc bạn khỏe và hạnh phúc. (PGS.TS.BS.Trần Anh Tuấn – Bệnh Viện Mắt TP HCM)

Khi bị cận thị thì người sử dụng kính cần lưu ý những điều gì để bảo vệ kính được bền lâu. Điều hiển nhiên là mắt khi bị tăng độ là phải thay tròng kính khác có độ cận phù hợp.

Xin chào bạn. Đối với trẻ em do tật khúc xạ chưa ổn định nên cần đưa trẻ đi tái khám khúc xạ mỗi 06 tháng. Khi tròng kính bị trầy nhiều nên thay mặc dù tật khúc xạ của bé chưa đổi.
Khi tháo kính ra tránh để tròng kính tiếp xúc với mặt bàn để tránh trầy xước mặt kính. Ta cần có 01 hộp cứng để đựng kính giúp bảo vệ kính tránh bị biến dạng.
Khi tháo kính ta cần cầm bằng 02 tay để tránh làm gọng kính bị méo về 01 bên.Ta có thể rửa kính bằng xà bông rửa tay nhưng tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm thay đổi các lớp phủ trên bề mặt tròng kính.
Cần có 01 khăn nỉ mềm để lau kính nhất là các loại tròng kính có các lớp phủ chống phản xạ.Không nên gác kính lên đầu vì có thể làm giãn 02 gọng kính.
Khi kính bị méo hay lệch không nên tự chỉnh mà nên đưa đến các cửa hàng kính uy tín, ở đây sẽ có các nhân viên kỹ thuật thực hiện việc này. Chúc bạn vui vẻ. (PGS.TS.BS.Trần Anh Tuấn – Bệnh Viện Mắt TP HCM)

Thưa bác sĩ, cách chọn kính áp tròng có khác với cách chọn kính thường hay không? Bởi kính áp tròng có rất nhiều loại, bác sĩ có thể chia sẽ về điều này không?

Xin chào. Kính tiếp xúc hoặc kính áp tròng gồm 02 loại chính: kính cứng và kính mềm. Trong từng loại sẽ bao gồm nhiều loại nhỏ: kính tiếp xúc điều chỉnh tật khúc xạ hình cầu, kính tiếp xúc chỉnh loạn thị, chỉnh lão thị, kính điều trị các tình trạng bệnh lý (giác mạc chóp …), kính thẩm mỹ và gần đây có loại kính tiếp xúc chỉnh hình giác mạc giúp người đeo có thể nhìn rõ mà không cần đeo kính gọng.
Việc chọn kính tiếp xúc sẽ tùy thuộc vào loại tật khúc xạ của người bệnh, nhu cầu về thị giác, sở thích và một số yếu tố khác. Và việc lắp đặt kính tiếp xúc cũng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao hơn làm kính gọng vì kính gắn sát vào mắt có thể gây những biến đổi hoặc tổn thương trên bề mặt giác mạc có thể gây viêm hoặc thậm chí viêm loét giác mạc gây mất thị giác.
Do đó, người lắp kính cần có trình độ chuyên môn để chọn kính đúng, phát hiện và xử trí các biến chứng để đảm bảo an toàn cho người đeo.Việc lắp đặt kính tiếp xúc cần tuân theo một quy trình chẩn và đòi hỏi có những máy móc, trang thiết bị nhất định.
Về phía người bệnh (người đeo) cần được hướng dẫn cụ thể và tuân thủ các hướng dẫn, tái khám theo hẹn để kịp thời phát hiện và xử lý các biến chứng có thể gặp khi đeo kính. (PGS.TS.BS.Trần Anh Tuấn – Bệnh Viện Mắt TP HCM)

Khi đeo kính sẽ rất vướng bận hoặc thường xuyên mang kính rồi mà không sử dụng kính nữa thì đôi mắt của chúng ta nhìn như không có hồn. Vì vậy, có nhiều người nghĩ đến chuyện phẫu thuật mắt. Tuy nhiên độ tuổi nào có thể phẫu thuật cận thị được, thưa bác sĩ?

Chào bạn. Phù hợp nhất để phẫu thuật thì có các tiêu chí sau:
Tuổi> 18 tuổi
Độ cận ổn định (không tăng quá 0.75D/năm là quan trọng nhất).

Thực phẩm dinh dưỡng liên quan rất nhiều đến đôi mắt. Vậy có những thực phẩm nào chúng ta nên sử dụng để bảo vệ mắt tránh cận thị? Đây là điều mà rất nhiều phụ huynh đã và đang quan tâm.

Thực phẩm tốt nhất cho mắt là các loại trái cây có màu nâu đỏ (nhiều vitamin A) như: đu đủ, cà rốt.
Quan trọng nhất là các em nên kết hợp nghỉ ngơi, thể thao ngoài trời. (PGS.TS.BS.Trần Anh Tuấn – Bệnh Viện Mắt TP HCM)

Để tránh vướng trong việc sử dụng kính cận thị hiện nay một số người đã sử dụng kính áp tròng. Và nhiều người muốn biết đeo kính áp tròng có bảo vệ được mắt hay không?

Kính tiếp xúc có một số lợi ích so với kính gọng như sau:
Có tính thẩm mỹ cao hơn so với kính gọng.
Cho hình ảnh võng mạc có kích thước lớn hơn kính gọng và nhất là các trường hợp cận thị nặng.
Đây là một cách điều chỉnh tốt cho các bệnh nhân bất đồng khúc xạ nặng mà người bệnh không thể đeo kính gọng được. (Vì đeo kính gọng do hình ảnh quá khác biệt giữa 02 mắt có thể gây song thị hoặc nhức đầu).
Kính tiếp xúc làm giảm đáng kể các khó chịu do sức nặng của gọng kính, thị trường bị thu hẹp và tác dụng lăng kính mà người bệnh gặp phải khi đeo kính gọng.
Kính tiếp xúc (loại cứng thấm khí) có khả năng làm giảm sự tiến triển của cận thị do tác dụng làm dẹt giác mạc.
Tuy nhiên để bảo vệ mắt khỏi các dị vật, vật lạ bay vào mắt hoặc đối với những người làm các công việc đặc biệt như: thợ hàn, thợ tiện hay bị dị vật bay vào mắt thì kính gọng sẽ có tác dụng che chắn tốt hơn. Kính gọng cũng có tác dụng bảo vệ mắt khỏi tia cực tím (khi đeo các loại tròng đặc chuẩn có lọc được tia UV). (PGS.TS.BS.Trần Anh Tuấn – Bệnh Viện Mắt TP HCM)

Theo các chuyên gia thì cận thị là một trong những tật có thể gây mù mắt. Bác sĩ có thể nói rõ về vấn đề này hay không? Tại sao lại như vậy?

Xin chào. Theo quan điểm của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì cận thị và tật khúc xạ nói chung là tình trạng mù có thể chữa khỏi.
Việc điều chỉnh tật khúc xạ cũng khá đơn giản: trẻ em và người mắc tật khúc xạ cần đeo kính gọng điều chỉnh (hoặc kính tiếp xúc hoặc phẫu thuật khúc xạ). Đây là những biện pháp giúp cho người mắc tật khúc xạ có thể nhìn rõ lại như người thường.
Đối với cận thị bệnh lý do nhãn cầu tiếp tục dài ra và kèm theo các thoái hóa ở trong hắc võng mạc có thể dẫn tới việc hình thành các lỗ rách và dẫn tới bong võng mạc nên các bệnh nhân có tật cận thị nặng cần được khám kiểm tra (soi) đáy mắt ít nhất mỗi năm 01 lần để phát hiện sớm và phòng ngừa nguy cơ bong võng mạc. Đây là nguyên nhân chính gây mù (mất hẳn thị giác) ở người cận thị. (PGS.TS.BS.Trần Anh Tuấn – Bệnh Viện Mắt TP HCM)

Thực chất việc đeo kính cận là điều không ai muốn. Thưa bác sĩ việc đeo kính thấp hơn độ cận thực hoặc hạn chế đeo kính có ảnh hưởng đến mắt không? Vì sao? Bác sĩ có thể giải thích rõ hơn không?

Có nhiều quan điểm trong vấn đề này, theo chúng tôi trẻ nên đeo kính đúng độ vì việc này sẽ giúp trẻ nhìn rõ và có thị giác thoải mái cả khi nhìn xa lẫn nhìn gần.
Mặc dù trẻ đã đeo kính đúng thì độ cận vẫn tiếp tục gia tăng và chỉ ổn định sau 18 tuổi hoặc khi cơ thể ngưng phát triển. Cần tránh các quan điểm sai như sau: đeo kính gây lồi mắt, làm độ cận tăng nhanh, gây lệ thuộc kính hoặc làm mắt dại đi… (PGS.TS.BS.Trần Anh Tuấn – Bệnh Viện Mắt TP HCM)

Như chúng ta đã thấy hiện nay, tình trạng trẻ em bị cận thị rất là nhiều, thậm chí có những em mới đi mẫu giáo mà đã mang kính rất dày. BS vui lòng cho biết mắt bị cận bao nhiêu độ được coi là cận thị nhẹ và ngược lại được xếp vào cận thị nặng, hay nói chính xác bệnh cận thị là gì?

Có nhiều loại cận thị và cận thị được phân loại theo độ như sau:
Cận nhẹ(< -3.00D)
Cận trung bình (-3.00D đến -6.00D)
Cận nặng (> -6.00D)
Độ cận thường không tăng sau tuổi trường thành. Không có thoái hóa ở nhãn cầu (võng mạc).
Cận thị bệnh lý hay cận thị nặng có độ cận > -6.00D. Đây là loại cận thị có kèm theo thoái hóa bán phần sau của nhãn cầu. (PGS.TS.BS.Trần Anh Tuấn – Bệnh Viện Mắt TP HCM)

Thật sự đeo kính liên tục là điều không ai muốn. Vì vậy y học ngày càng hiện đại cũng đã điều trị khỏi bệnh cận thị. Điều mà nhiều người quan tâm là: các phương pháp điều trị cận thị như thế nào nhằm mang lại hiệu quả nhất và an toàn nhất cho đôi mắt.

Tốt nhất là mang kính gọng (dễ thay đổi khi thay đổi độ).
Mang kính tiếp xúc: bất tiện vì phải vệ sinh và dễ bị nhiễm trùng mắt.
Phẫu thuật bằng Laser Exeimer (chính xác cao) và phẫu thuật Lasik phổ biến hiện nay. Kết quả tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ và tính chính xác của máy. (PGS.TS.BS.Trần Anh Tuấn – Bệnh Viện Mắt TP HCM)

Có nhiều phụ huynh không cho con đeo kính vì sợ xấu và bất tiện trong những lúc vui chơi và chạy nhảy. Quan niệm như vậy có đúng hay không, thưa BS? Khi nào cần phải cho các em đeo kính để bảo vệ mắt khi mắt đã bị cận?

Có nhiều yếu tố giúp các em quyết định khi nào cho các em đeo kính thường xuyên hay không:
Thị lực không kính cả trẻ có quá kém để sinh hoạt và học tập?
Trẻ thấy thoải mái hay mỏi mắt khi không đeo kính hay không?
Nếu không đeo kính thì có ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của hệ thống thị giác hay không?
Tuy nhiên, ta có thể hiểu đơn giản là hầu hết các loại tật khúc xạ nếu gây giảm thị lực dưới 03/10 thì nên phải đeo kính thường xuyên. Việc đeo kính thường xuyên sẽ được khuyên khi các em có tật khúc xạ nặng, bất đồng khúc xạ nặng (trên 2.00D giữa 02 mắt), các em bị lé hoặc bị nhược thị.
Nếu tật khúc xạ nhẹ, thị lực khi chưa chỉnh kính khá tốt (≥ 05/10) thì được khuyên đeo kính khi đi học, khi cần nhìn xa hoặc khi làm việc gần. (PGS.TS.BS.Trần Anh Tuấn – Bệnh Viện Mắt TP HCM)

Bài viết liên quan